Tìm về những giá trị văn hóa tại làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh Betvisa
Nếu như Hà Nội có làng lụa Vạn Phúc, Hưng Yên có làng hương trầm nổi tiếng thì Bắc Ninh cũng có làng tranh Đông Hồ được rất nhiều người biết đến. Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh vẫn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành điểm đến hút khách du lịch.
1.1. Làng tranh Đông Hồ ở đâu?
Khi tìm hiểu đa phần nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi làng tranh Đông Hồ ở đâu? Địa chỉ chính xác của làng tranh này là ở phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do chỉ cách Hà Nội 36km nên nhiều người lầm tưởng làng tranh Đông Hồ thuộc Hà Nội.
Đây là làng nghề nổi tiếng về tranh khắc gỗ dân gian, đi vào đời sống tinh thân của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Theo thời đại ngày càng phát triển, tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước đây nhưng vẫn tồn tại và trở thành điểm thăm quan, tìm về giá trị cổ truyền của du khách.
Như vậy, sau khi biết làng tranh Đông Hồ ở đâu, khách du lịch Bắc Ninh chắc hẳn sẽ thắc mắc về cách đến làng tranh này. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo hướng cầu Vĩnh Tuy hoặc Quốc lộ 5 rồi vào Đường 20, đi khoảng chưa đầy 1 tiếng là tới nơi.
Ngoài ra, các bạn trẻ còn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển là xe bus tuyến 204. Lộ trình từ Điểm trung chuyển Long Biên – Nguyễn Văn Long – Quốc lộ 5 – Ngã tư Phú Thị – Phố Sủi – Chùa Keo – Đức Hiệp – Thanh Hoài – Tám Á – Hồ (thị xã Thuận Thành). Từ đây, bạn đi xe ôm vài phút là sẽ được đưa tới tận làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh.
1.2. Lịch sử làng tranh Đông Hồ
Từ trước đến nay, nhắc tới tên tuổi tranh Đông Hồ, người ta sẽ nghĩ đến ngay những nét tranh tinh xảo, tỉ mỉ và độc đáo. Đây cũng chính là niềm tự hào không chỉ của người dân Thuận Thành, Bắc Ninh mà còn cả với người dân Việt Nam.
Trong ca dao Việt Nam từ xa xưa đã không ít lần khắc họa sinh động về làng trang Đông Hồ hiền hòa, dung dị, nằm yên bình bên dòng sông Đuống cùng những con người lịch lãm, khí chất, trọng danh dự.
Lịch sử làng tranh Đông Hồ vẫn luôn là điều khiến người khác phải trầm trồ ngạc nhiên khi đã tồn tại đến 400 năm với 17 dòng họ theo nghề khắc tranh gỗ này. Xuất hiện từ thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ lúc bấy giờ được làm hoàn toàn thủ công, là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự tinh xảo, khéo léo, nhẫn nại cùng nghệ thuật thẩm mỹ của các nghệ nhân.
Sự khác biệt của tranh khắc gỗ Đông Hồ chính là những bản khắc có độ tinh xảo cao, đòi hỏi người lam phải có trình độ và kinh nghiệm, không phải là những bản vẽ cảm hứng in công nghiệp.
Ít ai biết rằng tranh Đông Hồ có tới 180 loại và phân chia thành 5 loại chính là tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, truyện tranh và tranh sinh hoạt. Giai đoạn hưng thịnh nhất của làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh là từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944.
Trong lịch sử làng tranh Đông Hồ, thời bấy giờ, tranh được bán chủ yếu để phục vụ dịp Tết Nguyên Đán, người ta mua tranh về dán trên tường để trang trí nhà cửa, chào đón năm mới. Thú chơi tranh lúc đó thật tao nhã và giản dị, ai nấy cũng mong muốn một năm mới thật may mắn, tốt đẹp. Cứ vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26 tháng Chạp hàng năm, chợ tranh Đông Hồ lại nhộn nhịp, tấp nập.
Lịch sử làng tranh Đông Hồ trải qua nhiều thăng trầm do chiến tranh. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nghề tranh ở đây gián đoạn, mãi sau khi hòa bình lập lại, việc làm tranh mới được tiếp tục. Lúc này, tranh còn được xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trước nền kinh tế thị trường biến đổi, hiện làng tranh Đông Hồ chỉ còn 2 gia đình theo nghề này là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam.
1.3. Điều đặc biệt ở tranh Đông Hồ
Chất liệu làm tranh Đông Hồ được chọn lọc, chế biến thủ công từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như giấy làm từ cây dó, màu vàng làm từ hoa điệp vàng, màu đen lấy từ lá tre đốt, màu đỏ từ gạch, màu trắng nghiền từ vỏ ốc, vỏ sò… Tất cả đều là nguyên liệu gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của người dân, ấy vậy mà lại tạo nên được những tác phẩm tranh độc đáo đến vậy.
Giấy in tranh Đông Hồ là giấy điệp, làm từ vỏ sò mỏng lấy từ ngoài biển, trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Hồ ở đây được nấu nhuyễn từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn dây. Còn chổi lá thông giúp cho màu được đều và tự nhiên.
Nếu là một người sành tranh, bạn có thể nhận ra mỗi bức tranh đều có một hàm ý nhất định được gửi gắm từ các nghệ nhân thông qua màu sắc. Chẳng hạn, nền đỏ thường dùng cho tranh đánh ghen, lột tả sự tức tối, ngột ngạt, nóng giận, nền vàng diễn tả sự tươi vui, nền hồng cho những bức làng quê yên bình… Đôi khi, những bức tranh còn được nghệ nhân làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh trang trí thêm các câu thơ lãng mạn, tình tứ, đối đáp…
Không chỉ gây ấn tượng bởi đường nét, bố cực, tranh Đông Hồ vẫn luôn có sức hút đặc biệt qua hàng trăm năm, từ thế hệ này tới thế hệ khác và gây ấn tượng với cả du khách nước ngoài bởi đề tải phong phú, mộc mạc, gần gũi với văn hóa, cuộc sống người Việt. Dường như xem tranh, các khách du lịch ngoại quốc sẽ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
1.4. Khám phá làng tranh Đông Hồ
Du lịch làng tranh Đông Hồ là cơ hội để bạn được tìm hiểu về quy trình tạo nên một bức tranh Đông Hồ chuẩn. Thoạt nhìn chúng đều là những bức ảnh dân gian, tưởng đơn giản với kiểu họa tiết thân thuộc, đầy màu sắc nhưng thực chất lại là kết quả của sự tỉ mỉ, chỉn chu từ các nghệ nhân.
Điểm đến đầu tiên trong hành trình thăm quan là Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian tranh Đông Hồ. Tại đây, du khách sẽ được trò chuyện, chia sẻ trực tiếp với các nghệ nhân, được tận tai nghe những câu chuyện gắn liền với lịch sử tranh Đông Hồ.
Với họ, mỗi tác phẩm đều là đứa con tinh thần đầy ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần, tâm huyết của tác giả mà còn toát lên vẻ đặc trưng vốn có của làng tranh dân gian nổi tiếng này.